Mức nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu thì bị phạt đối với ô tô?
Mức nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị phạt đối với ô tô chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người sở hữu xe ô tô. Bạn cần nắm chắc mức phạt để không vi phạm luật giao thông đường bộ. Trong bài viết này, Rượu mơ Quang Vinh sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi ở trên nên hãy theo dõi kỹ nhé.
Xem thêm: Quy định xử phạt nồng độ cồn mới nhất có sự thay đổi như thế nào so với trước?
1. Mức phạt nồng độ cồn trong máu đối với ô tô năm 2023
Theo nghị định 100/2019/NĐ – CP thì mức phạt nồng độ cồn trong máu đối với ô tô năm 2023 đó là nếu nồng độ cồn vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở thì mức phạt cao nhất lên tới 30 – 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn trong máu có 3 mức đó là:
Mức 1: đối với nồng độ cồn hơi thở chưa vượt quá 0.25mg/1 lít khí thở hoặc 50mg/100ml máu sẽ phạt mức tiền là 6 – 8 triệu đồng và tước bằng lái từ 10 – 12 tháng.
Mức 2: nồng độ cồn hơi thở vượt quá 0.25mg/1 lít đến 0.4mg/lít khí thở hoặc 50mg đến 80mg/100ml máu sẽ phạt từ 16 – 18 triệu đồng và tước bằng lái từ 16 – 18 tháng.
Mức 3: nồng độ cồn hơi thở vượt quá 0.4mg/lít khí thở hoặc vượt quá 80mg/100ml máu phạt từ 30 – 40 triệu đồng và tước bằng lái từ 22 – 24 tháng.
2. Một số lưu ý trước và trong khi thổi nồng độ cồn
Máy đo nồng độ cồn của Cảnh sát giao thông có độ chuẩn xác rất cao nên việc qua mặt máy nồng độ côn là điều không thể nào. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi đo nồng độ cồn:
Sử dụng nước lọc để súc miệng và cổ họng thật sạch sẽ và không dùng nước súc miệng có cồn hoặc xịt thơm miệng có chứa cồn bởi nó có thể làm cho cơ thể có nồng độ cồn tạm thời.
Không nên nín thở quá lâu trước khi thực hiện thổi nồng độ cồn. Điều này có thể khiến nồng độ cồn bị bão hòa cao hơn khi ở lâu trong phổi.
Hít một hơi thật dài và sâu rồi thổi nhanh chóng vào máy đo nồng độ cồn. Lúc này lượng không khí nằm trong phổi sẽ ngắn lại và nồng độ cồn bị bão hòa sẽ trở nên thấp hơn.
Hít vào thở ra nhanh chóng và nên hít sâu trong thời gian 3 – 5 lần để có thể đẩy toàn bộ lượng khí bão hòa cồn ra bên ngoài.
Trong khi thổi nồng độ cồn thì bạn cần chú ý không được ợ hơi bởi đây là hoạt động khiến khí trong dạ dày có nồng độ cồn cao hơn trong hơi thở. Trong trường hợp bị ợ hơi thì bạn nên xin phép công an thổi lại thêm một lần nữa.
3. Có nên trang bị máy đo nồng độ cồn trong hơi thở?
Theo khoản 8 Điều 8 luật giao thông đường bộ 2008 thì hành vi điều khiển xe ô tô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị nghiêm cấm. Chính vì thế, chỉ cần trong hơi thở hoặc trong máu người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Chính vì điều đó nên mọi người nên chấp hành luật giao thông đường bộ. Đã uống rượu bia không điều khiển các phương tiện nhằm đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người tham gia giao thông. Cùng với điều đó thì bạn không nên trang bị máy đo nồng độ cồn trong hơi thở để tránh lãng phí tiền của.
Những thông tin mà Rượu mơ Quang Vinh đã chia sẻ ở trên đã trả lời cho bạn đọc câu hỏi mức nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu thì bị phạt đối với ô tô rồi đấy. Nắm chắc luật giao thông để không vi phạm bạn nhé. Và hãy ghi nhớ đã uống rượu bia thì không nên điều khiển các phương tiện và tham gia giao thông.