Cách thức thổi nồng độ cồn được áp dụng mới nhất 2023
Vi phạm giao thông là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội suốt bao năm nay. Một trong số những vi phạm hay xảy ra nhất đó là vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn. Vậy cách thức thổi nồng độ cồn ra sao để xác định mức độ vi phạm. Cùng Rượu mơ Quang Vinh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Cách xác định nồng độ cồn
Thứ nhất, xác định nồng độ cồn trong máu.
Nồng độ cồn trong máu được tính theo công thức sau: C = 1.056*A:(10W*R)
Trong đó:
A là số đơn vị cồn uống vào (1 đvc tương đương 220ml bia (2/3 chai) nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13.5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%);
W là cân nặng;
R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (R=0.7 đối với nam và R=0.6 đối với nữ).
Thứ hai, xác định nồng độ cồn trong hơi thở.
Nồng độ cồn trong khí thở được tính theo công thức: B= C:210
Trong đó:
B: là nồng độ cồn trong khí thở.
C: là nồng độ cồn trong máu.
Hiện nay, ở ngoài hiện trường các chiến sĩ cảnh sát giao thông chủ yếu dùng máy đo nồng độ cồn (hay máy thổi nồng độ cồn) là loại máy chuyên dụng để đo nồng độ cồn trong hơi thở nhằm xác định người điều khiển phương tiện có vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông hay không.
2. Cách thức thổi nồng độ cồn
Thông thường, cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra nồng độ cồn theo chuyên đề. Tuy nhiên cảnh sát giao thông vẫn có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe và thổi nồng độ cồn trong trường hợp không có chuyên đề nhưng có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm khác hoặc có tin báo, phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện.
Cảnh sát thường dùng loại máy thổi nồng độ cồn được thiết kế nhỏ gọn, vừa tay cầm. Máy thổi nồng độ cồn có 3 bộ phận cơ bản gồm thân máy, màn hình và ống thổi. Cảnh sát giao thông sẽ khởi động máy đo, lắp ống thổi sau đó người điều khiển phương tiện giao thông sẽ thổi vào ống thổi để máy đo nồng độ cồn trong khí thở. Màn hình của máy sẽ hiển thị các thông số để giúp cảnh sát giao thông biết được chính xác nồng độ cồn là bao nhiêu.
Ống thổi của máy đo nồng độ cồn có thể thay được, mỗi một trường hợp người tham gia giao thông được yêu cầu thổi nồng độ cồn đều dùng ống thổi riêng. Vì vậy các bạn không phải lo về vấn đề dùng chung ống thổi đâu nhé.
3. Máy đo nồng độ cồn của cảnh sát giao thông cần phải được kiểm tra theo tần suất thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2013/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHCN) thì để đảm bảo độ chính xác, máy đo nồng độ cồn mà cảnh sát giao thông sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phải được kiểm tra định kỳ 12 tháng/lần.
4. Bị yêu cầu thổi nồng độ cồn nhưng không thổi thì có bị xử phạt hay không?
Nhiều bạn có thắc mắc trong trường hợp bị cảnh sát giao thông yêu cầu thổi nồng độ cồn nhưng không thổi thì có vi phạm hay bị xử phạt gì không thì câu trả lời là có nhé.
Theo điểm g khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu bạn không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị xử phạt lên tới 8.000.000 đồng.
Ngoài ra bạn có thể sẽ bị tước bằng lái xe tối đa lên đến 24 tháng và còn bị tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt.
Việc sử dụng máy thổi nồng độ cồn giúp phát hiện nhanh, chính xác các trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Từ đó xử phạt đúng người, đúng vi phạm, góp phần răn đe, giáo dục, tăng cường ý thức của người tham gia giao thông.
Xem thêm: Mức quy định nồng độ cồn mới nhất 2023 dành cho ô tô